Đại cao thủ Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn và 2 triệu môn sinh
Nói tới Vịnh xuân quyền
là người ta nghĩ ngay tới Diệp Vấn, bởi đơn giản những đóng góp của ông
cho môn phái là quá lớn. Ông cũng chính là một trong những võ sư được
những thế hệ sau yêu mến và kính trọng nhất, mặc dù sau này những hình
ảnh hay các thước phim thật về ông là khá hiếm hoi.
Con đường trở thành đại cao thủ
Diệp Vấn sinh năm 1893 tại Phật Sơn tỉnh Quảng Đông. Do gia đình khá giàu có, ông được học võ rất sớm từ khi lên 5 tuổi.
8 năm sau, ông chính thức bái sư và là đệ tử cuối cùng của võ sư danh tiếng Trần Hoa Thuận.
Do sư phụ đã ngoài 70 tuổi cho nên Diệp
Vấn chủ yếu luyện tập với sư huynh là Ngô Trọng Tố. Sau khi sư phụ qua
đời, Ngô Trọng Tố tự lập võ quán và Diệp Vấn cũng theo sư huynh về tập
luyện ở võ đường mới.
Năm ông 18 tuổi, do tình hình Trung Quốc
có nhiều bất ổn, chàng trai Diệp Vấn được gia đình gửi sang học Hồng
Kông nhằm “lánh nạn”.
Tại đây, có lần trên đường đến trường,
ông bắt gặp một viên cảnh sát cao lớn người nước ngoài đánh đập một
người phụ nữ. Với tính cách của một con nhà võ, ông đã đứng ra để can
thiệp.
Cậy sức vóc to lớn, viên cảnh sát toan
lao vào tấn công Diệp Vấn tuy nhiên chỉ với vài ngón đòn sở trường, Diệp
đã nhanh chóng cho viên cảnh sát “đo ván”, sau đó cùng với người phụ nữ
chạy trốn.
Cũng trong thời gian này, trong một dịp
tình cờ, chàng trai trẻ Diệp Vấn có dịp giao đấu với một người đàn ông
lớn tuổi. Ban đầu Diệp nghĩ đây sẽ là cơ hội để chứng tỏ trình độ võ
nghệ của mình.
Tuy nhiên chỉ với vài chiêu, Diệp đã bị
đối thủ đánh gục. Nhưng cũng sau trận tỉ thí này, hai người đã trao đổi
và Diệp mới biết người vừa đả bại mình chính là sư bá Lương Bích.
Cũng từ trận đấu này, nhận thấy công phu
Vịnh xuân của mình vẫn còn nhiều khiếm khuyết, Diệp tiếp tục tập luyện
hoàn thiện võ công với sự chỉ dẫn của sư bá Lương Bích.
Vào khoảng năm 1922, ông quay trở về
Phật Sơn. Thời gian này, Diệp Vấn dành nhiều thời gian đến trao đổi và
tập luyện tại võ quán của sư huynh Ngô Trọng Tố.
Do khổ luyện không mệt mỏi và tinh thần
cầu học, ông đã phát triển kỹ thuật Vịnh xuân của mình đến cảnh giới
kinh ngạc và trở thành một cao thủ của Vịnh xuân quyền, dần nổi danh
trong giới võ thuật ở Phật Sơn.
Thời gian này, ông cũng bắt đầu truyền dạy môn Vịnh xuân cho một số đệ tử dù không chính thức lập võ đường.
Một số đệ tử thành danh của ông giai đoạn này có Lạc Diêu, Chu Quang Dụ, Quách Phú, Luân Giai, Trần Chí Tân và Lã Ưng.
Tuy nhiên con đường võ thuật của Diệp Vấn cũng còn đó những khó khăn.
Từ khoảng năm 1943 đến 1945, do những
biến động của tình hình chính trị, ông phải di tản đến Hồng Kông để lập
nghiệp, thậm chí ông đã phải đổi tên (thành Diệp Dật) để tránh liên lụy
tới gia đình.
Diệp Vấn lấy việc dạy Vịnh xuân làm kế
sinh nhai. Năm 1950, được sự giúp đỡ của bạn hữu, ông mở lớp dậy Vịnh
xuân tại mảnh đất Hồng Kông.
Xem Diệp Vấn tập luyện:
Thời kỳ khởi sự, võ quán của Diệp rất khó khăn mượn tạm cơ sở của Tổng hội, thường xuyên phải di dời và ít người theo học.
Nhưng uy tín của Diệp Vấn dần tăng lên
bởi những lần giao đấu của chính Diệp hoặc các đệ tử với các tay anh chị
và các võ sư khác tại mảnh đất Hồng Kông đến so tài.
Tại mảnh đất Hồng Kông vốn rất sầm uất,
màu mỡ và hội tụ nhiều bậc “anh hào”, Diệp Vấn không ít lần bị thách
đấu. Trong đó có rất nhiều võ sĩ không chỉ ở Hồng Kông mà còn đến từ
ngoại quốc như cao thủ Karate của Nhật hay Boxing của phương Tây.
Tuy nhiên tất cả đều bị Diệp Vấn hạ gục.
Sau mỗi trận tỉ thí, thay vì bị ganh ghét đố kỵ thì ông lại càng được
những bại tướng tôn trọng và kính nể bởi sự điềm đạm và khiêm nhường của
mình.
Người chắt lọc tinh hoa Vịnh xuân
Với việc đạt tới cảnh giới đỉnh cao, Diệp Vấn đã trở thành chưởng môn đời thứ 6 của môn phái Vịnh xuân quyền.
Về việc truyền bá môn phái, Diệp Vấn
được coi là một trong số ít võ sư có quan điểm cởi mở trong việc tiếp
thu và truyền dạy Vịnh xuân.
Ông thường xuyên học hỏi, cải tiến và hệ
thống một các khoa học các kỹ thuật của Vịnh xuân, thay vì cách tập khô
cứng và lối mòn.
Xem Diệp Vấn tái xuất trên màn ảnh dưới sự diễn xuất của Chân Tử Đan:
Ngay trong phương pháp giảng dạy, ông
cũng tùy theo khí chất riêng của từng đệ tử để truyền dạy, nguyên tắc
chung nhất, nhưng chi tiết có những dị biệt để phù hợp từng người.
Đây cũng chính là lý do vì sao các hệ phái Vịnh xuân Hồng Kông tuy cùng một thầy nhưng vẫn khác nhau về phương pháp tập luyện.
Năm 1967, Diệp cùng các đại đệ tử của
mình thành lập Hội Thể dục Vịnh xuân quyền Hồng Kông. Đệ tử sau đó của
ông có một con số kỉ lục: 2 triệu người.
Tổng hợp
http://vothuat.vn/cac-mon-phai/vinh-xuan/dai-cao-thu-vinh-xuan-quyen-diep-van-va-2-trieu-mon-sinh.html
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến,