Showing posts with label vinhxuanbinhduong. Show all posts
Showing posts with label vinhxuanbinhduong. Show all posts

Tuesday, August 07, 2018

5 nguyên lý khoa học giúp Vịnh Xuân Quyền luôn là khắc tinh của các danh phái



Các nguyên lý khoa học được áp dụng nhuần nhuyễn trong các kỹ thuật chiến đấu của Vịnh Xuân Quyền, phần nào lý giải nguyên nhân dù mới chỉ xuất hiện cách đây hơn 200 năm, môn phái này đã nhanh chóng trở thành một võ phái nổi tiếng, một môn quyền thuật khiến các bộ phái khác luôn phải vài phần dè chừng, kính nể.

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Vịnh Xuân Quyền nhưng giả thuyết hợp lý nhất là môn võ này xuất phát từ Nam Thiếu Lâm, Phúc Kiến vào những năm Gia Khánh triều nhà Thanh trong giai đoạn cực thịnh của phong trào phản Thanh phục Minh ở Hoa lục cách đây hơn 200 năm.


Lối đánh độc đáo của Vịnh Xuân Quyền có sức mạnh áp chế cao và luôn khiến các đối thủ bực mình, khó chịu (Ảnh: Rotten Tomatoes)

Thời đó, do phong trào đang lên mạnh nhưng việc đào tạo theo các trường phái võ thuật trước đó cần rất nhiều thời gian (khoảng 15-20 năm) mới có thể có được một cao thủ nên cấp thiết cần một kỹ thuật chiến đấu ưu việt hơn để trong một thời gian ngắn có thể phát triển lực lượng và đối địch lại với chính quyền Mãn Thanh.
Kết quả một môn võ tổng hợp ưu điểm, rút kinh nghiệm các nhược điểm từ các môn phái khác đã ra đời mang tên Vịnh Xuân quyền với thời gian đào tạo được một cao thủ không quá 10 năm.

1.Tấn công theo đường thẳng

Trong các kỹ thuật chiến đấu của Taekawondo, karatedo, wushu hay thậm chí cả quyền anh. Các đòn đánh thường được tung ra theo hình vòng cung. Nắm đấm sẽ xuất phát từ vùng eo, vòng ra ngoài thân thể, di chuyển theo một đường cong tới vùng đầu hoặc bên thân đối phương.


Các đòn đấm vòng cung phổ biến ở hầu hết các môn phái (Ảnh: vothuat.vn)

Khác với đó, các đòn tấn công của Vịnh Xuân Quyền thường đi theo một đường thẳng. Chẳng hạn, trong kĩ thuật Tam liên thủ, nắm đấm xuất phát từ chính giữa ngực, phóng thẳng trực tiếp ra phía trước nhằm vào vùng mặt hoặc ngực của đối phương.
Nguyên nhân cho việc này xuất phát từ một nguyên lý toán học rất quen thuộc với chúng ta – “Đường thẳng là đường có khoảng cách ngắn nhất nối giữa hai điểm A và B xét trên cùng một hệ quy chiếu.”



Vịnh Xuân Quyền sử dụng các cú đấm thẳng xuất phát từ ngực (Ảnh: lophocvinhxuan.com)

Do có cùng lực ra đòn, khoảng cách ngắn nhất đồng nghĩa với việc thời gian hoàn thành đòn tấn công sẽ là ngắn nhất. Nếu giả thuyết một võ sinh Karatedo và một võ sinh Vịnh Xuân ra đòn cùng một lúc với lực độ tương đương. Chắc chắn võ sinh Karatedo sẽ dính đòn trước khi đòn tay của anh ta kịp chạm đến người võ sinh Vịnh Xuân.


2. Tấn pháp độc đáo, dễ tránh đòn

Thay vì trung bình tấn, Vịnh Xuân Quyền sử dụng kĩ thuật tấn Kiềm dương mã tự để đảm bảo khả năng linh hoạt. Nếu thử đứng tấn, bạn sẽ nhận ra rằng, tấn pháp càng thấp thì trọng tâm cơ thể càng thấp, độ vững chắc lớn nhưng tính linh hoạt của thân thể càng giảm. Mà trong võ thuật, yếu tố linh hoạt quan trọng hơn rất nhiều yếu tố đứng vững tại một vị trí cố định.


Tư thế tấn kiềm dương của Vịnh Xuân Quyền (Ảnh: VNP)

Tấn pháp này cũng chắc chắn và rất ưu thế khi chiến đấu trên các bề mặt không ổn định như trên thuyền bè, cầu thang hay các vị trí có không gian hẹp… vốn không phải là nơi trung bình tấn có lợi thế.
Ngoài ra, do đầu gối hơi khép vào trong, kiềm dương tấn là thế tấn duy nhất ở chính diện có đủ độ kín đáo, có thể nhanh chóng kẹp chặt hai đùi, để thủ thế và bảo vệ vững chắc trước những đòn tấn công vào hạ bộ, linh hoạt và hiệu quả hơn hẳn các tấn pháp thường thấy ở các môn phái khác.


Tranh vẽ mô tả kĩ thuật kiềm dương tấn (Ảnh: shop vinh xuan)

Kiềm dương tấn còn có một điểm độc đáo nữa là khả năng tránh đòn. Trong tư thế tấn này, khi bị tấn công trực diện, thay vì phải di chuyển, nhảy tránh né, võ sinh Vịnh Xuân chỉ cần xoay bàn chân 45 độ là phần thân trên có thể đạt góc xoay 90 độ và tránh được đòn.

3. Đánh áp sát cự li gần

Một nguyên tắc mà người học Vịnh Xuân Quyền đều biết là “Xả kỉ tòng nhân” nghĩa là “Quên mình theo đối thủ”. Họ luôn giữ một khoảng cách rất gần với đối phương (khoảng 0.5m). Đối thủ lùi thì mình tiến lên.
Ở cự li gần như vậy, hầu hết các đòn đá của các môn thiên về đánh xa như Taekawondo đều vô hiệu. Nếu có đủ khoảng cách để đá, ngay khi đối thủ tung đòn, võ sinh Vịnh Xuân Quyền cũng nhanh chóng áp sát và chặn đòn một cách dễ đàng tại vùng đùi của đối phương.



Các đòn thế của Vịnh Xuân luôn thực hiện ở cự li rất gần (Ảnh: craigskinnerfilm.com)

Nguyên nhân là khi phân tích lực, chúng ta dễ thấy lực của các đòn đá tập trung lớn nhất ở khu vực cẳng chân. Áp sát đối phương thì phần cẳng chân không thể chạm được đến cơ thể, sau đó tấn công gốc lực tại vùng đùi thì không cần dùng lực kháng cự lớn mà vẫn hóa giải được đòn thế của đối phương một cách dễ dàng.

4. Tung đòn bằng toàn bộ trọng lượng cơ thể

Những ai hâm mộ môn võ Vịnh Xuân đều có thể dễ thấy một hiện tượng là phần lớn các cao thủ trong môn này đều khá gầy, mảnh mai nhưng lực do họ tung ra có thể đánh một người to lớn, nặng 70-80 kg bật ra vài ba mét. Tại sao lại có chuyện như vậy?


Võ sư Diệp Vấn – Trưởng môn Vịnh Xuân Quyền Hồng Kông với thân hình rất mảnh khảnh nhưng các đòn thế đánh ra đều có sức mạnh kinh hồn (Ảnh: Wingchun.com.vn)

Khoan nói về phương diện nội công, quan sát và phân tích cách ra đòn của Vịnh Xuân Quyền, có thể nhận thấy rằng các đòn thế được tung ra đều kết hợp rất nhịp nhàng với lực xoay của thân thể. Bằng cách này, đòn thế thay vì chỉ mang sức mạnh của phần vai và tay sẽ mang sức mạnh của toàn bộ cơ thể.
Theo công thức tính lực : F = m (khối lượng) x a (gia tốc)
Giả sử võ sinh nặng 50 kg, như vậy phần vai và tay sẽ có khối lượng khoảng 5 kg. Do gia tốc không đổi, lực đánh tung ra nếu đúng kĩ thuật ra đòn sẽ có lực mạnh gấp 10 lần so với những người không biết phát lực. Với lực đánh đó, một người có thân hình to lớn hơn cũng dễ dàng bị hạ gục.

5. Một đòn xuất ra đều hàm chứa cả hai yếu tố công – thủ

Cách thức chiến đấu của đa số các môn phái võ thường theo nguyên tắc “Gạt tránh đòn sau đó phản công”. Nhược điểm của phương cách này là đối thủ ra đòn, bạn tập trung đỡ đòn thế đó, đỡ được xong cũng là lúc tay còn lại của đối thủ tung đòn thứ hai và bạn lại cần dùng tay thứ hai của mình để đỡ. Cứ như vậy, cả hai bên sẽ đấu quyền cước qua lại và rất khó kết thúc trận đấu nếu quyền thuật và sức mạnh của cả hai tương đương nhau.


Một đòn Vịnh Xuân xuất ra luôn bao gồm cả hai yếu tố công – thủ (Ảnh: lophocvinhxuan.com)

Trong Vịnh Xuân Quyền, người ta lại áp dụng một nguyên tắc khác tối giản và có tính tổng hợp cao khi một đòn đánh ra đều hàm chứa cả hai yếu tố công – thủ. Phương cách này cho phép chiêu thức đánh ra vừa đỡ đòn vừa tấn công khiến đối thủ rất khó chống đỡ.


Mộc nhân thung – kỹ thuật tập luyện chỉ có ở Vịnh Xuân Quyền (Ảnh: hollywoodreporter.com)

Rõ ràng khả năng thực chiến cao của Vịnh Xuân Quyền có ẩn tàng trong đó lý do của nó, chứ không phải chỉ là hư danh, trí tuệ của người xưa quả thật không đơn giản, họ đã chứng ngộ được rất nhiều điểm cao thâm.
Tất nhiên, bài viết chỉ đứng trên quan điểm, nhận định của tác giả, không thể bao quát hết tất cả các nguyên lý, cũng không có ý chê bai các môn phái khác. Mỗi môn phái đều có những nét độc đáo riêng và người ta dù học bất kể môn nào cũng cần phải đạt được thành tựu cao trong môn đó mới có thể tự tin xưng là đệ tử, nếu không sẽ mãi chỉ giống như sinh viên đại học mà lại cầm sách của học sinh tiểu học mà thôi.

Hoài Anh
https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/5-nguyen-ly-khoa-hoc-giup-vinh-xuan-quyen-luon-la-khac-tinh-cua-cac-danh-phai.html

Wednesday, June 06, 2018

Võ sư Vịnh Xuân với mong ước thực hiện Diệp Vấn phiên bản Việt

Có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn Vịnh Xuân, võ sư Peter Pham hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ mơ ước một ngày nào đó sẽ trở về quê hương để thực hiện một tác phẩm mang phong cách Diệp Vấn phiên bản Việt.
 
VÕ THUẬT CÂN BẰNG CUỘC SỐNG

Vịnh Xuân là môn võ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 1930 do công của tổ sư Nguyễn Tế Công. Theo thời gian, môn võ này ngày phổ biến và có nhiều người Việt theo tập luyện. Đặc biệt, từ sau khi ba phần phim Diệp Vấn được công chiếu, hình ảnh Vịnh Xuân lại càng được biết đến rộng rãi.
Mang trong mình niềm đam mê cháy bỏng với võ thuật, võ sư Vịnh Xuân Peter Pham, hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ luôn ấp ủ ước mơ một ngày nào đó anh sẽ trở về Việt Nam để thực hiện một phim điện ảnh chỉnh chu giống với Diệp Vấn của Hong Kong.
Võ sư Peter Pham sinh năm 1974 tại Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Từ nhỏ, anh sớm được tiếp xúc với võ thuật và khởi đầu ở bộ môn Taekwondo. Anh chia sẻ: “Tôi được một người chú ở Gò Công, Tiền Giang dạy cho những môn võ xứ miệt vườn. Từ đó, tôi thấy bản thân mình rất thích học võ. Ở Sài Gòn, tôi được người cậu chỉ dạy cho môn Taekwondo. Về sau, khi tìm hiểu sâu hơn, tôi tập luyện thêm Judo và cả Thiếu Lâm”.



Vào năm 1993, Peter Pham cùng gia đình sang Mỹ định cư tại thành phố Dallas, bang Texas. Ở xứ lạ quê người, anh vẫn tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê võ thuật của bản thân khi hằng ngày chăm chỉ tập luyện.
Võ sư Peter Pham quan niệm: “Võ thuật là niềm đam mê lớn nhất trong cuộc đời tôi. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn rực cháy. Võ thuật giống như một lối thoát tuyệt vời nhất giúp tôi cân bằng cuộc sống, quên đi những muộn phiền, bận rộn của công việc. Mỗi khi mệt mỏi hay bế tắc tôi thường luyện võ để lấy lại sự cân bằng”.

 MỐI LƯƠNG DUYÊN TIỀN ĐỊNH VỚI VỊNH XUÂN

Mặc dù tập luyện nhiều môn võ khác nhau nhưng khi đến với Vịnh Xuân, Peter Pham mới cảm nhận được hết sự tinh túy mà nó mang lại.
Peter tiếp xúc với Vịnh Xuân thông qua một người bạn Việt Nam giới thiệu vào năm 1997. Sư phụ của anh là Yip Pui (học trò của Ip Chun – Diệp Chuẩn, con trai của Ip Man – Diệp Vấn). Ngoài ra, Peter Pham còn học thêm từ sư phụ Alan Lamb, học trò của Koo Sang (một trong những đệ tử Diệp Vấn).





Theo võ sư Peter Pham, so với những môn võ khác, Vịnh Xuân khá đặc biệt, nó giúp bản thân anh không ngừng khám pha ra những nhược điểm của bản thân từ thể chất đến tư duy. Song song đó, nó cũng giúp anh không ngừng khám phá ra những ưu điểm để làm mạnh lên những kỹ năng căn bản của võ thuật mà anh đang sở hữu.

“Nói một cách đơn giản, tập Vịnh Xuân giúp giúp tôi hoàn thiện và linh hoạt hơn từng ngày thông qua việc tập luyện. Vịnh Xuân thật trừu tượng, mình nghĩ gì thì nó ra cái đó, thật kỳ diệu và không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống.
Với Vịnh Xuân, bản thân tôi không ngừng tiến xa hơn trên con đường võ thuật. Vì lẽ đó mà nó không bao giờ nhàm chán”, Peter Pham chia sẻ thêm.



Thời gian qua, làng võ thường có những lùm xùm liên quan đến các cuộc so tài cao thấp giữa các võ sĩ của môn phái này với môn phái khác. Trong đó, Vịnh Xuân cũng bị kéo vào cuộc chiến. Sự thất bại của Đinh Hạo – đệ tử bốn đời Diệp Vấn khiến không ít người hoài nghi về tính thực tế, hữu dụng của Vịnh Xuân.

Là người tập Vịnh Xuân và theo dòng của Diệp Vấn, võ sư Peter Pham cho rằng lỗi không hoàn toàn thuộc về môn võ mà cốt lõi nằm ở người luyện tập. “Những người tập võ truyền thống thường hay bị cố chấp và mang sức mạnh ảo tưởng, cứ nghĩ mình là biết đánh nhưng thật ra hoàn toàn không biết đánh nhau là gì cả.
Muốn biết chiến đấu thì bản thân người tập võ truyền thống phải tập chiến đấu. Điều đó không thể khác được”, Peter chia sẻ quan điểm.



Võ sư Peter Pham tập luyện và sử dụng võ thuật để phát triển sự nghiệp điện ảnh. Nhưng khi được hỏi về tính thực chiến của Vịnh Xuân, anh cho rằng: “Muốn thực chiến tốt, võ sĩ Vịnh Xuân cần tập thể lực nhiều, thường xuyên luyện đấm pad và đeo găng giống như MMA. Đồng thời, người tập cũng nên đá bao cát thật nhiều. Kinh nghiệm thi đấu cọ xát nhiều cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tính thực chiến.
Nếu cứ mãi đánh với mộc nhân thì chẳng bao giờ khá lên được. Đồng thời, vấn đề chiến đấu tốt hay còn cũng phụ thuộc một phần vào kinh nghiệm dạy của người thầy.
Ngay cả Lý Tiểu Long khi đi giao đấu nhiều mới có kinh nghiệm. Từ đó, ông cải biên Vịnh Xuân trở nên đơn giản và thực dụng hơn, vì thế ông mới có thể đánh được. Vịnh Xuân không phải là một hệ thống mà nó chỉ là một khái niệm, khái niệm đó được mở ra theo chiều hướng của người tiếp nhận, đôi khi lại là con dao hai lưỡi”.

Xem Peter Pham đánh mộc nhân:



Xem Peter Pham đánh bát trảm đao:



ẤP Ủ LÀM PHIM VÕ THUẬT MANG PHONG CÁCH DIỆP VẤN CHINH PHỤC KHÁN GIẢ VIỆT
Theo chia sẻ của Peter Pham, ngoài niềm đam mê cháy bỏng với võ thuật, anh còn rất thích được làm diễn viên, tham gia vào những bộ phim võ thuật.
Sang Mỹ, nhờ sự giúp đỡ của những người bạn trong giới võ thuật, anh có cơ hội tham gia casting cho quảng cáo của nam tài tử hành động Chuck Norris (đối thủ của Lý Tiểu Long trong phim Mãnh Long Quá Giang).
Peter kể: “Lúc casting có khoảng 100 người châu Á, tôi nghĩ rằng sẽ không đến lượt mình được chọn vì có quá nhiều người tài. Nhưng khi lên diễn, đạo diễn bảo tôi đánh đi đánh lại nhiều lần. Hôm sau, họ thông báo tôi là người được chọn. Từ đó, tôi thấy thích và theo luôn nghiệp diễn xuất đến giờ”.



Peter Pham chụp ảnh cùng Cung Lê.

 

Là một dân tay ngang, Peter Pham chỉ chọn làm phim võ thuật ngắn và đóng các phim quảng các cho nhiều đài TV của cộng đồng người Việt tại bang Texas. Kính phí hạn chế và thời lượng ngắn nên anh không thể phát huy hết tài năng của mình.
“Nhìn những diễn viên như Ngô Kinh hay Trương Tấn, cùng bằng tuổi với tôi và được công nhận xứng đáng từ khán giả. Điều đó khiến tôi càng quyết tâm theo đuổi đam mê điện ảnh của mình mãnh liệt hơn nữa.
Hiện tại, tôi đang ấp ủ hai kịch bản phim võ thuật điện ảnh cho khán giả Việt Nam. Nếu có nhà đầu tư, tôi sẽ cống hiến hết mình cho một sản phẩm điện ảnh chỉnh chu giống như kiểu Diệp Vấn của Chân Tử Đan”, võ sư Peter Pham thổ lộ.




Cũng theo vị võ sư sinh năm 1974, Việt Nam có rất hiều đề tài hay để làm phim hành động – võ thuật nhưng chưa khai thác hết mức. Anh hy vọng các nhà làm phim và các đạo diễn trong nước có thể làm nhiều bộ phim võ thuật chỉnh chu hơn nữa để phục vụ khán giả Việt Nam. Khi đó, bản thân anh cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để trở về nước và hiện thực hóa giấc mơ điện ảnh trên chính nơi mình từng sinh ra và lớn lên.
Xem phim ngắn võ thuật của Peter Pham:



Võ Đạt 
http://www.vothuat.vn/ngoi-sao-vo-thuat/vo-su-vinh-xuan-voi-mong-uoc-thuc-hien-diep-van-phien-ban-viet.html

Wednesday, April 06, 2016

CLB Vịnh Xuân Quyền Sifu Pham Bình Dương: Thông báo thay đổi giờ tập buổi chiều của CLB.



Chú ý:Nghĩa Trần xin thông báo đến anh em trong CLB Vịnh Xuân Quyền Sifu Pham Bình Dương về sự thay đổi thời gian tập buổi chiều của CLB . Từ nay thời gian tập buổi chiều của CLB bắt đầu từ:

Lớp thứ nhất từ:

17h - 19h

Lớp thứ hai từ:

19h - 21h 


Thời gian thay đổi chính thức được áp dụng từ ngày 5/4/2016 anh em cố gắng sắp xếp để theo đúng thời gian tập của CLB .Nghĩa Trần xin cảm ơn

Blog Archive

MUREN 木人樁 MUK JONG HIGHLIGHTS

Sifu Pham Official 26.8K subscribers SUBSCRIBE For many years I have been training with this wooden dummy and still don...