Trang chia sẻ thông tin về Lớp Vịnh Xuân Sifu Phạm - Câu Lạc Bộ Vịnh Xuân Quyền Bình Dương dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn HongKong
Friday, June 15, 2018
Wednesday, June 06, 2018
Từ trận thua của Đinh Hạo trước Từ Hiểu Đông, bàn về tính thực chiến của Vịnh Xuân
Cụm
từ “võ truyền thống chỉ đẹp chứ không thực chiến” tiếp tục được lặp lại
sau trận thua của võ sư Vịnh Xuân Đinh Hạo trước võ sĩ MMA Từ Hiểu
Đông. Phải chăng, võ thuật truyền thống đang bị tụt lại quá xa so với
các môn võ hiện đại?
Dư luận làng võ đang dành sự quan tâm đặc biệt sau diễn biến của trận đấu Từ Hiểu Đông hạ gục võ sư Đinh Hạo, đệ tử bốn đời của tông sư Diệp Vấn.
Đinh Hạo không xứng đáng đại diện cho Vịnh Xuân
Theo đánh giá của đa số các võ sư Vịnh Xuân tại Việt Nam, kỹ thuật của Đinh Hạo không có gì đặc biệt và không mang dáng dấp của Vịnh Xuân nhiều.
Võ sư Phạm Anh Dũng (Chủ nhiệm CLB Vịnh Xuân Thực Quyền) cho biết: “Đinh Hạo ra đòn quá vụng về, kỹ thuật di chuyển còn hạn chế, để lộ nhiều sơ hở ở trung tâm. Đó là điều tối kỵ của Vịnh Xuân trong giao chiến. Về mặt thể lực của anh ta cũng quá kém, không thể tin được Đinh Hạo là đệ tử bốn đời của Diệp Vấn mà đánh kém như vậy”.
Trong khi đó, võ sư Xuân Hiếu (CLB Vịnh Xuân Hong Kong – Sai Gon) cho rằng, trận đấu này có nhiều điều đáng nói.
“Thứ nhất, về mặt kỹ thuật thì hai bên có thể tương đồng nhau, nhưng Từ Hiểu Đông chênh lệch về hạng cân nhiều quá.
Thứ 2, trận này dường như cấm dùng chỏ, đây là điều bất lợi cho Đinh Hạo. Vì tiêu chỉ Vịnh Xuân dạy là khi áp sát hoặc bị ôm thì luôn dùng cùi chỏ.
Thứ 3, Đinh Hạo bị cuốn theo lối đánh của Từ Hiểu Đông, liên tục chui đầu vào người đối thủ giống như sợ đòn. Hơn nữa, bộ tấn của anh ta cũng không tốt, lực đấm lại kém, trong khi đó Từ Hiểu Đông lại chịu đòn giỏi”.
Đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, võ sư Peter Phạm (đệ tử Pu Yip, học trò Diệp Chuẩn) cũng đưa ra những nhận xét về kỹ thuật của Đinh Hạo. Theo Peter, Đinh Hạo không xứng đáng là võ sư Vịnh Xuân, cách đánh như phủi bụi và không có sức.
Peter Phạm nói: “Những người tập võ truyền thống hay bị cố chấp và mang sức mạnh ảo tưởng, cứ nghĩ mình biết đánh nhưng thật ra hoàn toàn không biết đánh nhau là gì cả. Đinh Hạo đánh không có sức, đá khập khiển, tấn công thì vội vàng, tay chấn khá vụng về”.
Tính thực chiến của Vịnh Xuân và võ thuật truyền thống so với MMA?
Đây không phải lần đầu tiên võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông hạ nhục võ thuật truyền thống. Năm ngoái, anh chỉ mất đúng 10 giây để đánh bại cao thủ Thái Cực Ngụy Lôi. Cũng chính từ sau những vụ việc này, giới võ thuật lại đặt nhiều nghi vấn xoay quanh tính thực chiến của võ truyền thống nói chung, ở đây là Vịnh Xuân nói riêng.
Theo võ sư Xuân Hiếu, so với những môn võ khác như MMA hay Boxing thì Vịnh Xuân có phần bất lợi hơn về mặt thực chiến. Ông Hiếu lý giải:
“Vịnh Xuân thường tập thể lực ít, Thái Cực cũng vậy, những môn này thường yếu về thể lực. Mà những ai yếu thể lực mới chọn Vịnh Xuân để học. Còn những người mạnh mẽ, yêu thích chiến đấu thì đa số lại chọn các môn võ khác”.
Còn với võ sư Peter Phạm, ông cho rằng để thực chiến tốt thì một người luyện Vịnh Xuân cần đảm bảo các yếu tố:
Dư luận làng võ đang dành sự quan tâm đặc biệt sau diễn biến của trận đấu Từ Hiểu Đông hạ gục võ sư Đinh Hạo, đệ tử bốn đời của tông sư Diệp Vấn.
Đinh Hạo không xứng đáng đại diện cho Vịnh Xuân
Theo đánh giá của đa số các võ sư Vịnh Xuân tại Việt Nam, kỹ thuật của Đinh Hạo không có gì đặc biệt và không mang dáng dấp của Vịnh Xuân nhiều.
Võ sư Phạm Anh Dũng (Chủ nhiệm CLB Vịnh Xuân Thực Quyền) cho biết: “Đinh Hạo ra đòn quá vụng về, kỹ thuật di chuyển còn hạn chế, để lộ nhiều sơ hở ở trung tâm. Đó là điều tối kỵ của Vịnh Xuân trong giao chiến. Về mặt thể lực của anh ta cũng quá kém, không thể tin được Đinh Hạo là đệ tử bốn đời của Diệp Vấn mà đánh kém như vậy”.
Trong khi đó, võ sư Xuân Hiếu (CLB Vịnh Xuân Hong Kong – Sai Gon) cho rằng, trận đấu này có nhiều điều đáng nói.
“Thứ nhất, về mặt kỹ thuật thì hai bên có thể tương đồng nhau, nhưng Từ Hiểu Đông chênh lệch về hạng cân nhiều quá.
Thứ 2, trận này dường như cấm dùng chỏ, đây là điều bất lợi cho Đinh Hạo. Vì tiêu chỉ Vịnh Xuân dạy là khi áp sát hoặc bị ôm thì luôn dùng cùi chỏ.
Thứ 3, Đinh Hạo bị cuốn theo lối đánh của Từ Hiểu Đông, liên tục chui đầu vào người đối thủ giống như sợ đòn. Hơn nữa, bộ tấn của anh ta cũng không tốt, lực đấm lại kém, trong khi đó Từ Hiểu Đông lại chịu đòn giỏi”.
Đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, võ sư Peter Phạm (đệ tử Pu Yip, học trò Diệp Chuẩn) cũng đưa ra những nhận xét về kỹ thuật của Đinh Hạo. Theo Peter, Đinh Hạo không xứng đáng là võ sư Vịnh Xuân, cách đánh như phủi bụi và không có sức.
Peter Phạm nói: “Những người tập võ truyền thống hay bị cố chấp và mang sức mạnh ảo tưởng, cứ nghĩ mình biết đánh nhưng thật ra hoàn toàn không biết đánh nhau là gì cả. Đinh Hạo đánh không có sức, đá khập khiển, tấn công thì vội vàng, tay chấn khá vụng về”.
Tính thực chiến của Vịnh Xuân và võ thuật truyền thống so với MMA?
Đây không phải lần đầu tiên võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông hạ nhục võ thuật truyền thống. Năm ngoái, anh chỉ mất đúng 10 giây để đánh bại cao thủ Thái Cực Ngụy Lôi. Cũng chính từ sau những vụ việc này, giới võ thuật lại đặt nhiều nghi vấn xoay quanh tính thực chiến của võ truyền thống nói chung, ở đây là Vịnh Xuân nói riêng.
Theo võ sư Xuân Hiếu, so với những môn võ khác như MMA hay Boxing thì Vịnh Xuân có phần bất lợi hơn về mặt thực chiến. Ông Hiếu lý giải:
“Vịnh Xuân thường tập thể lực ít, Thái Cực cũng vậy, những môn này thường yếu về thể lực. Mà những ai yếu thể lực mới chọn Vịnh Xuân để học. Còn những người mạnh mẽ, yêu thích chiến đấu thì đa số lại chọn các môn võ khác”.
Còn với võ sư Peter Phạm, ông cho rằng để thực chiến tốt thì một người luyện Vịnh Xuân cần đảm bảo các yếu tố:
“Tập
thể lực nhiều, thường xuyên luyện đấm pad và đeo găng giống như MMA.
Đồng thời, người tập cũng nên đá bao cát thật nhiều. Kinh nghiệm thi đấu
cọ xát nhiều cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tính thực chiến.
Nếu cứ mãi đánh với mộc nhân thì chẳng bao giờ khá lên được. Đồng thời, vấn đề chiến đấu tốt hay còn cũng phụ thuộc một phần vào kinh nghiệm dạy của người thầy”.
Cùng chung nhận định như trên, võ sư Phạm Anh Dũng cho rằng nếu muốn thực chiến tốt thì thể lực chiếm 50% và kỹ thuật chiếm 50%.
Theo võ sư Dũng, một người có kỹ thuật tốt nhưng không có thể lực thì sẽ không có sức mạnh trong cú đấm để gây khó khăn cho đối phương.
“Điều bắt buộc đầu tiên nếu muốn thực chiến tốt, đó là phải tập nhiều kỹ thuật Vịnh Xuân. Tiếp đến là vấn đề thể lực. Một người ra đòn phải biết chắc được trọng lượng mỗi cú đấm tung ra là bao nhiêu thì khi đó mới có thể knock-out đối thủ được.
Như Đinh Hạo, dù có đánh hay nhưng nếu đánh Từ Hiểu Đông không đau thì cũng không có nhiều ý nghĩa.
Theo tôi, muốn thực chiến tốt thì kỹ thuật chiếm 50 % và thể lực cũng 50%. Nếu không có thể lực thì không thể làm gì được.
Tập thể lực sẽ giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ cần thiết để sử dụng. Người tập võ mà suốt ngày chỉ luyện võ, không tập thể lực thì hoàn toàn không hợp lý”.
Chuẩn võ sư Vịnh Xuân Flores chỉ ra vấn đề của các võ sư truyền thống là nằm ở kinh nghiệm thực chiến. Theo Flores: “Ngay cả một người bình thường như Từ Hiểu Đông cũng đánh bại đệ tử 4 đời Diệp Vấn, học 20 năm Vịnh Xuân, đơn giản vì được tập luyện nhanh chóng, trải nghiệm các cuộc chiến nhiều mà không cần học qua các bài quyền, vũ khí hay triết lý…”.
Một điều quan trọng đối với tính thực chiến của Vịnh Xuân nói riêng và các môn võ truyền thống nói chung đó là các môn sinh cần phải thường xuyên giao đấu, cọ xát với nhau. Có như vậy thì mới nâng cao được khả năng của bản thân và tiến bộ qua từng ngày.
Võ sư Peter Phạm nhấn mạnh: “Ngay cả Lý Tiểu Long khi đi giao đấu nhiều mới có kinh nghiệm. Từ đó, ông cải biên Vịnh Xuân trở nên đơn giản và thực dụng hơn, vì thế ông mới có thể đánh được. Vịnh Xuân không phải là một hệ thống mà nó chỉ là một khái niệm, khái niệm đó được mở ra theo chiều hướng của người tiếp nhận, đôi khi lại là con dao hai lưỡi”.
Đúc kết lại vấn đề, võ sư Phạm Anh Dũng cho rằng mỗi môn võ đều có cái hay riêng, không môn nào giống môn nào. Võ cổ truyền cũng vậy nhưng nó chỉ ít nhiều thiếu tính thực tế.
“Môn võ nào cũng có cái hay riêng cả. Sự thật là ngày nay, các võ sư hay dạy nhiều về kỹ thuật, bài truyền, đứng tấn… nhưng lại ít cho các em chiến đấu với nhau.
Phải đi giao lưu nhiều thì mới tiến bộ và biết khả năng của bản thân tới đâu. Chúng ta không nên xem thường các môn võ cổ truyền, chỉ là họ đấu ít quá nên bất lợi”.
Võ Đạt
http://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/tu-tran-thua-cua-dinh-hao-truoc-tu-hieu-dong-ban-ve-tinh-thuc-chien-cua-vinh-xuan.html
Nếu cứ mãi đánh với mộc nhân thì chẳng bao giờ khá lên được. Đồng thời, vấn đề chiến đấu tốt hay còn cũng phụ thuộc một phần vào kinh nghiệm dạy của người thầy”.
Cùng chung nhận định như trên, võ sư Phạm Anh Dũng cho rằng nếu muốn thực chiến tốt thì thể lực chiếm 50% và kỹ thuật chiếm 50%.
Theo võ sư Dũng, một người có kỹ thuật tốt nhưng không có thể lực thì sẽ không có sức mạnh trong cú đấm để gây khó khăn cho đối phương.
“Điều bắt buộc đầu tiên nếu muốn thực chiến tốt, đó là phải tập nhiều kỹ thuật Vịnh Xuân. Tiếp đến là vấn đề thể lực. Một người ra đòn phải biết chắc được trọng lượng mỗi cú đấm tung ra là bao nhiêu thì khi đó mới có thể knock-out đối thủ được.
Như Đinh Hạo, dù có đánh hay nhưng nếu đánh Từ Hiểu Đông không đau thì cũng không có nhiều ý nghĩa.
Theo tôi, muốn thực chiến tốt thì kỹ thuật chiếm 50 % và thể lực cũng 50%. Nếu không có thể lực thì không thể làm gì được.
Tập thể lực sẽ giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ cần thiết để sử dụng. Người tập võ mà suốt ngày chỉ luyện võ, không tập thể lực thì hoàn toàn không hợp lý”.
Chuẩn võ sư Vịnh Xuân Flores chỉ ra vấn đề của các võ sư truyền thống là nằm ở kinh nghiệm thực chiến. Theo Flores: “Ngay cả một người bình thường như Từ Hiểu Đông cũng đánh bại đệ tử 4 đời Diệp Vấn, học 20 năm Vịnh Xuân, đơn giản vì được tập luyện nhanh chóng, trải nghiệm các cuộc chiến nhiều mà không cần học qua các bài quyền, vũ khí hay triết lý…”.
Một điều quan trọng đối với tính thực chiến của Vịnh Xuân nói riêng và các môn võ truyền thống nói chung đó là các môn sinh cần phải thường xuyên giao đấu, cọ xát với nhau. Có như vậy thì mới nâng cao được khả năng của bản thân và tiến bộ qua từng ngày.
Võ sư Peter Phạm nhấn mạnh: “Ngay cả Lý Tiểu Long khi đi giao đấu nhiều mới có kinh nghiệm. Từ đó, ông cải biên Vịnh Xuân trở nên đơn giản và thực dụng hơn, vì thế ông mới có thể đánh được. Vịnh Xuân không phải là một hệ thống mà nó chỉ là một khái niệm, khái niệm đó được mở ra theo chiều hướng của người tiếp nhận, đôi khi lại là con dao hai lưỡi”.
Đúc kết lại vấn đề, võ sư Phạm Anh Dũng cho rằng mỗi môn võ đều có cái hay riêng, không môn nào giống môn nào. Võ cổ truyền cũng vậy nhưng nó chỉ ít nhiều thiếu tính thực tế.
“Môn võ nào cũng có cái hay riêng cả. Sự thật là ngày nay, các võ sư hay dạy nhiều về kỹ thuật, bài truyền, đứng tấn… nhưng lại ít cho các em chiến đấu với nhau.
Phải đi giao lưu nhiều thì mới tiến bộ và biết khả năng của bản thân tới đâu. Chúng ta không nên xem thường các môn võ cổ truyền, chỉ là họ đấu ít quá nên bất lợi”.
Võ Đạt
http://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/tu-tran-thua-cua-dinh-hao-truoc-tu-hieu-dong-ban-ve-tinh-thuc-chien-cua-vinh-xuan.html
Subscribe to:
Posts (Atom)
Blog Archive
MUREN 木人樁 MUK JONG HIGHLIGHTS
Sifu Pham Official 26.8K subscribers SUBSCRIBE For many years I have been training with this wooden dummy and still don...